(Dự kiến áp dụng từ 5/5/2025)
Để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần:
I. MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán phái sinh.
Quý khách chỉ cần ký hợp đồng điện tử và có thể bắt đầu giao dịch trong ngày khi tiểu khoản phái sinh được kích hoạt thành công. Vui lòng tham khảo hướng dẫn mở tài khoản phái sinh tại đây.
II. NỘP TIỀN VÀO TÀI KHOẢN PHÁI SINH
Để nộp tiền giao dịch phái sinh, Quý khách thao tác theo hướng dẫn chi tiết tại đây
– Tên tài khoản thụ hưởng: Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương
– Số tài khoản nhận tiền: 19033336666968 tại Techcombank – CN Trung tâm GD Hội sở
– Nội dung chuyển tiền: [Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK]A vao tai khoan PS
Ví dụ: Nguyen Van A 105C123456A Nop tien vao tai khoan PS
Khách hàng giao dịch phái sinh bằng tiền trên tiểu khoản Phái sinh. Cuối ngày hệ thống sẽ tính toán số tiền ký quỹ của khách hàng, TCBS sẽ nộp ký quỹ lên VSDC một lần duy nhất với mức phí 5,500 VND.
III, Các công thức khi thực hiện đặt lệnh
1, Giá trị ký quỹ dự kiến tại TCBS
Tỷ lệ ký quỹ quy định của TCBS = 17% (hoặc thay đổi theo quy định từng thời kỳ) |
Khối lượng ký quỹ:
KLKQ = max ( |KLKQ LONG – SHORT|, |KLKQ SHORT – LONG| ) |
- KLKQ Long/ KLKQ short: KL long/ short chờ khớp theo mã HĐ
- Long/ short: số dư Long/short của Tài khoản theo mã HĐ
3, Công thức sức mua
Sức mua = Tiền mặt tại TCBS + Số tiền ký quỹ trên VSDC – Số tiền ký quỹ dự kiến tại TCBS khi đặt lệnh – Tiền chưa thanh toán – Giá trị lỗ trong ngày– Tổng nợ KH đang có
4, Công thức số tiền có thể rút
Chỉnh sửa công thức tiền mặt có thể rút:
- Nếu Số tiền ký quỹ dự kiến tại TCBS khi đặt lệnh >0:
Tiền có thể rút =MIN (Tiền mặt – (Tổng số tiền ký quỹ tại TCBS– tiền Ký quỹ trên VSDC); Tiền mặt) – Tiền chưa thanh toán – (Phí HNX + thuế TNCN) – (Phí bù trừ+ Phí Quản lý tài sản) – Nghĩa vụ phong tỏa – Giá trị lỗ trong ngày - Nếu Số tiền ký quỹ dự kiến tại TCBS khi đặt lệnh = 0
Tiền có thể rút = Tiền mặt – Giá trị lỗ trong ngày – Tiền chưa thanh toán – (Phí HNX + thuế TNCN) – (Phí bù trừ + Phí Quản lý tài sản) – Nghĩa vụ phong tỏa
Tổng số tiền ký quỹ tại TCBS = Max ( Giá trị ký quỹ tại VSDC; Giá trị ký quỹ dự kiến tại TCBS ) (Tính dựa trên các giao dịch ở trạng thái Chờ khớp, Đã khớp)
- Giá trị ký quỹ tại VSDC = Max (Ký quỹ rủi ro + Ký quỹ song hành + Ký quỹ Chuyển giao vật chất + Ký quỹ FSP – Giảm trừ rủi ro), (Ký quỹ tối thiểu).
- Giá trị ký quỹ dự kiến tại TCBS= Hệ số nhân * Khối lượng ký quỹ* Giá tham chiếu * (1 + biên độ giá) * Tỷ lệ ký quỹ quy định tại TCBS/ Tỷ lệ sử dụng tài sản duy trì
Lưu ý: Nếu tiền có thể rút < 0 –> Hiển thị = 0
5, Tỷ lệ sử dụng tài sản
- Tỷ lệ sử dụng tài sản = Giá trị ký quỹ realtime tại TCBS/ Tổng tài sản
- Tổng Tài sản = Tiền mặt + Tiền ký quỹ – Giá trị lỗ trong ngày – Tiền chưa thanh toán – (Tổng phí +thuế) – Tổng phí VSDC
Giá trị ký quỹ realtime tại TCBS = SLHĐ * Giá thị trường * Tỷ lệ ký quỹ quy định tại TCBS * Hệ số nhân
Lưu ý:
TCBS quy định các ngưỡng sau để quản lý Tỷ lệ sử dụng tài sản (TLSD tài sản), các ngưỡng này được thông báo trên website của TCInvest tại đây.
- Tỷ lệ duy trì 85%: Khách hàng cần duy trì TLSD tài sản trên tài khoản dưới tỷ lệ này để đảm bảo an toàn.
- Tỷ lệ cảnh báo 87%: Là tỷ lệ mà tại mức này hoặc cao hơn TCBS sẽ phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung đến khách hàng. Khách hàng có nghĩa vụ bổ sung tài sản ký quỹ hợp lệ.
- Tỷ lệ xử lý 90%: Là tỷ lệ mà tại mức này hoặc cao hơn TCBS có quyền thực hiện các biện pháp để xử lý tài khoản vi phạm TLSD tài sản (bao gồm cả việc đóng vị thế bắt buộc trên tài khoản Khách hàng ngay khi tài khoản chạm ngưỡng xử lý).
5.1. Giá trị ký quỹ tại VSDC = Max ( (Ký quỹ rủi ro + Ký quỹ song hành + Ký quỹ Chuyển giao vật chất + Ký quỹ FSP – Giảm trừ rủi ro), (Ký quỹ tối thiểu) ).
Trong đó:
5.1.1. Ký quỹ rủi ro
Định nghĩa: Giá trị ký quỹ rủi ro là giá trị mà nhà đầu tư phải nộp để đảm bảo rủi ro trong trường hợp giá và độ biến động của tài sản cơ sở thay đổi.
Ký quỹ rủi ro= Giá trị lỗ/lãi = Số dư vị thế* x (giá kịch bản – giá tài sản cơ sở) x hệ số nhân
Xác định Số dư vị thế = Max (Tổng số lượng Long đang mở, Tổng số lượng Short đang mở)
Trong Mã tài sản cơ sở, Các mã hợp đồng của các tháng khác nhau được đồng nhất là 1 mã hợp đồng để tính số lượng Long active và Short active
a, Tổng số lượng Long đang mở = (Số lượng vị thế Long + Số lượng Long chờ khớp) – Số lượng vị thế Short
Trong đó:
- Số lượng vị thế Long của các mã hợp đồng: Gồm các vị thế Long để qua đêm và các lệnh Long khớp trong ngày
- Số lượng Long chờ khớp: Tổng số lượng Long đang ở trạng thái Chờ khớp
b, Tổng số lượng Short đang mở = (Số lượng vị thế Short + Số lượng Short Chờ khớp) – Số lượng vị thế Long
- Số lượng vị thế Short: Gồm các vị thế Short để qua đêm và các lệnh Short khớp trong ngày
- Số lượng Short Chờ khớp: Tổng số lượng Short đang ở trạng thái Chờ khớp
5.1.2. Ký quỹ song hành:
Khi thực hiện tính toán giá trị ký quỹ rủi ro của hợp đồng tương lai, hệ thống sử dụng giá của tài sản cơ sở để thực hiện tính toán. Thông thường, giá của tháng đáo hạn gần biến động tương đồng với giá của tài sản cơ sở tuy nhiên đối với các tháng đáo hạn xa thì không có sự tương đồng đó. Vì vậy, để đảm bảo rủi này, hệ thống sẽ tính toán thêm giá trị ký quỹ song hành hợp đồng tương lai.
Giá trị ký quỹ song hành của vị thế long= Số dư vị thế long * Giá của tài sản cơ sở * hệ số nhân * tỷ lệ ký quỹ song hành hợp đồng tương lai
Giá trị ký quỹ song của vị thế short = Số dư vị thế short * sản cơ sở * hệ số nhân * tỷ lệ ký quỹ song hành hợp đồng tương lai
Ký quỹ song hành = Min (| Giá trị KQ song hành Long |, |Giá trị KQ song hành short| ).
5.1.3. Ký quỹ Chuyển giao vật chất:
Đối với sản phẩm hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ, ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch cuối cùng. Vì vậy sẽ có sự khác nhau về giá của tài sản cơ sở tại ngày thanh toán cuối cùng (ngày E+3) và giá thanh toán của HĐTL TPCP được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng (ngày E). Để đảm bảo cho rủi ro này, hệ thống xác định giá trị ký quỹ chuyển giao vật chất.
5.1.4. Ký quỹ FSP:
Đối với các sản phẩm mà FSP được xác định tại làm việc tiếp theo sau ngày giao dịch cuối cùng (sản phẩm HĐTL giá thịt lợn, giá thị bò,…), giá tài sản cơ sở sẽ có sự thay đổi. Để đảm bảo rủi ro trong trường hợp này, giá trị ký quỹ đối với sản phẩm có FSP xác định sau được tính toán.
5.1.5. Ký quỹ tối thiểu:
Ký quỹ tối thiểu là giá trị ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp để đảm bảo rủi ro trong trường hợp VSDC phải thực hiện đóng các vị thế đang tồn tại. Thông thường, giá trị ký quỹ tối thiểu là chi phí tối thiểu phát sinh khi thực hiện đóng các vị thế đang tồn tại.
5.1.6. Giảm trừ ký quỹ rủi ro:
Trong trường hợp nhà đầu tư nắm giữ nhiều sản phẩm mà tài sản cơ sở của các sản phẩm đó có mối tương quan chặt chẽ với nhau thì hệ thống sẽ thực hiện tính toán giá trị giảm trừ ký quỹ rủi ro. Giá trị này sẽ làm giảm giá trị ký quỹ yêu cầu mà nhà đầu tư phải nộp.
III. THỰC HIỆN GIAO DỊCH
Để giao dịch chứng khoán phái sinh, Quý khách có thể đặt lệnh thường hoặc lệnh điều kiện theo như hướng dẫn.
Ví dụ về giao dịch phái sinh:
- Nhà đầu tư mua HĐTL (mở vị thế long) 41I1F9000 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 tăng. Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải bán HĐTL hoặc có thể giữ đến đáo hạn.
- Nhà đầu tư bán HĐTL (mở vị thế short) chỉ số CP VN30 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được (bán khống). Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải mua lại HĐTL hoặc giữ đến đáo hạn.
- Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng kỳ vọng Nhà đầu tư sẽ có lãi.
- Nếu chỉ số VN30 thay đổi không đúng kỳ vọng (ngược chiều), Nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
- Giao dịch của chứng khoán phái sinh là T+0 do Nhà đầu tư có thể mua, bán HĐTL ngay trong ngày.
Với 1 giao dịch phái sinh, NĐT sẽ phải thanh toán các phí và thuế như sau:
- Phí giao dịch tại thời điểm đặt lệnh thành công:
– Phí TCBS thu: 0 đồng
– Phí HNX thu: 2,700 đồng/1 HĐ - Thuế giao dịch tại thời điểm đặt lệnh thành công:
– Thuế TNCN = (Giá thanh toán HĐTL x Hệ số nhân x số lượng HĐ x Tỷ lệ ký quỹ quy định tại VSDC)/2 x 0.1%
Với các trường hợp Khách hàng để vị thế qua đêm thì TCBS có nghĩa vụ nộp ký quỹ yêu cầu cho VSDC và các phí cần nộp cho VSDC được quy định như sau:
- Phí nộp/rút tiền ký quỹ phái sinh VSDC: 5,500 đồng/giao dịch
- Quản lý tài sản ký quỹ: 0.0024% giá trị lũy kế số dư tài khoản ký quỹ/ngày, tối thiểu 100,000 đồng/tháng
Ngoài ra, Khách hàng không bị mất phí quản lý vị thế, nhưng khi thực hiện đặt và khớp lệnh, Khách hàng sẽ phát sinh thêm phí bù trừ chứng khoán phái sinh:
- Phí bù trừ: 2,550 đồng/HĐTL khớp
NĐT tham khảo chi tiết thông tin về Chính sách về phí, thuế khi giao dịch phái sinh tại TCBS được cập nhật chính xác tại đây.
V. THANH TOÁN HÀNG NGÀY THEO MỨC LÃI LỖ
Giá BQ Long = (Lũy kế khối lượng Long đến đầu ngày T x giá DSP ngày (T-1) + Tổng khối lượng Long khớp trong ngày T x giá khớp tương ứng) : (Lũy kế khối lượng Long đến đầu ngày T + Tổng khối lượng Long khớp trong ngày T)
Giá BQ Short = (Lũy kế khối lượng Short đến đầu ngày T x giá DSP ngày (T-1) + Tổng khối lượng Short khớp trong ngày T x giá khớp tương ứng) : (Lũy kế khối lượng Short đến đầu ngày T + Tổng khối lượng Short khớp trong ngày T)
Lãi lỗ vị thế = [ (Giá DSP – Giá TB mua) * Lũy kế Long – (Giá DSP – Giá TB bán) * Lũy kế Short ] * 100,000
Trong đó:
- Lũy kế khối lượng Long/Short đến đầu ngày T chính là số lượng vị thế để qua đêm của khách hàng.
- Giá DSP cuối ngày do Sở trả về
Lưu ý:
1. Giao dịch phái sinh được thanh toán theo cơ chế hằng ngày. Cụ thể, nhà đầu tư (NĐT) khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi/lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:
- Nếu trạng thái lỗ ròng: NĐT sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh vào tiểu khoản phái sinh trước 8h sáng ngày giao dịch kế tiếp.
- Nếu trạng thái lãi ròng: TCBS sẽ thanh toán đầy đủ số lãi phát sinh chậm nhất trong ngày giao dịch kế tiếp.
2. Trường hợp NĐT không thanh toán nghĩa vụ lỗ trong ngày đúng thời hạn, TCBS sẽ đóng vị thế bắt buộc để thanh toán cho nghĩa vụ lỗ Trường hợp không thu được hết nghĩa vụ thanh toán tại ngày giao dịch kế tiếp, TCBS sẽ tiếp tục xử lý tại các ngày giao dịch tiếp theo. Số tiền chậm thanh toán sẽ bị tính lãi là 11.5%/năm.
Ví dụ
Ví dụ: Khách hàng Nguyen Van A đang có 300,000,000 đồng tại tiểu khoản phái sinh. KH đặt 10 Long VN30F2509 -41I1F9000. Vậy Khách hàng cần bỏ ra bao nhiêu tiền để mở 10 vị thế Long VN30F2509 -41I1F9000?
- Giá tài sản cơ sở VN30 = 1300
- Tỷ lệ ký quỹ rủi ro VN30 = 3%
- Tỷ lệ ký quỹ song hành hợp đồng tương lai: VN30 = 1%
- Hệ số nhân: 100,000 đ
- Ký quỹ tối thiểu VN30=17,000,000 đ
- Giá tham chiếu HĐTL: 1307
- Giá thị trường của HĐTL: 1310
- Tỷ lệ sử dụng tài sản cảnh báo: 85%
- Tỷ lệ ký quỹ quy định tại TCBS= 17%
Giá trị ký quỹ dự kiến tại TCBS khi mở 10 vị thế Long như sau = 100,000 * 10 * 1307 * (1+7%) * 17% * (1/85%) = 279,698,000
Sau khi đặt 10 vị thế Long, số tiền Khách hàng Nguyen Van A có thể rút được là bao nhiêu?
Bước 1: Tính Giá trị ký quỹ tại VSDC
Bước 1.1: Xác định Ký quỹ rủi ro = trị tuyệt đối (Giá trị lỗ lớn nhất) = 39,000,000
Tham số kịch bản |
Giá kịch bản |
Lãi/lỗ VN30F2509 – 41I1F9000 |
---|---|---|
-10 | 1,300*(1-3%*10/10) = 1,261 | 10*(1,261-1,300)*100,000 = – 39,000,000 |
10 | 1,300*(1+3%*10/10)= 1,339 | 10*(1,339-1,300)*100,000 = 39,000,000 |
Bước 1.2: Xác định ký quỹ song hành = 0 (do chỉ có 1 chiều Long)
Bước 1.3: Xác định ký quỹ tối thiểu = 10 * 17,000,000 = 170,000,000
Giá trị ký quỹ tại VSDC = MAX (39,000,000; 170,000,000) = 170,000,000
Bước 2: Xác định tổng ký quỹ tại TCBS:
Tổng số tiền ký quỹ tại TCBS = Max ( Giá trị ký quỹ tại VSDC; Giá trị ký quỹ dự kiến tại TCBS ) = Max( 170,000,000; 279,698,000 ) = 279,698,000
Bước 3: Xác định các mức phí, nghĩa vụ cho VSDC, nghĩa vụ khác:
Phí HNX =2,700 * 10 = 27,000
Thuế TNCN = (1310 x 100,000 x 10 x 17%)/2 x 0.1% = 111,350
Phí bù trừ = 2,550 * 10 = 25,550
Phí Quản lý tài sản = 0 (Khách hàng chưa mở vị thế qua đêm)
Nghĩa vụ phong tỏa = 0 (Khách hàng không có nghĩa vụ phong tỏa)
Giá trị lỗ trong ngày = 0 (Khách hàng chưa phát sinh lỗ trong ngày)
Tiền chưa thanh toán = 0
Bước 4: Xác định số tiền có thể rút:
Số tiền Khách hàng có thể rút = MIN (Tiền mặt – (Tổng số tiền ký quỹ tại TCBS– tiền Ký quỹ trên VSDC); Tiền mặt) – Tiền chưa thanh toán – (Phí HNX + thuế TNCN) – (Phí bù trừ+ Phí Quản lý tài sản) – Nghĩa vụ phong tỏa – Giá trị lỗ trong ngày
= MIN (300,000,000 – 279,698,000, 300,000,000) – 0 – (27,000 + 111,350) – (25,550 + 0) – 0 – 0
= 20,138,100