Shopping cart close

Hướng dẫn

Trung tâm hỗ trợ / KRX / Khái niệm và quy định giao dịch chứng khoán phái sinh
KRX

Khái niệm và quy định giao dịch chứng khoán phái sinh

(Dự kiến áp dụng từ 5/5/2025)

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Gồm 4 loại:
– Hợp đồng quyền chọn
– Hợp đồng tương lai
– Hợp đồng kỳ hạn
– Hợp đồng hoán đổi
Tại Việt Nam hiện nay đang giao dịch Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu VN30, trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm, 10 năm.

NĐT: Nhà đầu tư
GD: Giao dịch

HĐTL chỉ số VN30 HĐTL trái phiếu chính phủ
Tài sản cơ sở Chỉ số VN30 Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, 10 năm
Hệ số nhân 100.000 VND 10.000 VND
Quy mô hợp đồng 100.000 VND x điểm chỉ số VN30 tương lai 1.000.000.000 VND
Tháng đáo hạn Tháng hiện tại
Tháng kế tiếp
02 tháng cuối 02 quý kế tiếp
03 tháng cuối 03 quý gần nhất
Biên độ giao động +/- 7% +/- 3%
Bước giá 0,1 điểm chỉ số 1 đồng
Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng
Thời gian giao dịch Đặt lệnh ngoài giờ: Trước 8h45 (Không được sửa lệnh, được phép hủy lệnh)
ATO: 8h45-9h00 (Không được hủy, sửa lệnh)
Liên tục: 9h00 đến 11h30
Liên tục: 13h00 đến 14h30
ATC: 14h30-14h45 (Không được hủy, sửa lệnh)
Loại lệnh Đặt lệnh ngoài giờ: ATO, LO
ATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK, MTL
ATC: ATC, LO
Đặt lệnh ngoài giờ: ATO, LO
ATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK, MTL
ATC: ATC, LO
Giới hạn vị thế
(số HĐTL)
Nhà đầu tư:
Cá nhân: 5.000
Tổ chức: 10.000
Chuyên nghiệp: 20.000
Cá nhân: 0
Tổ chức: 5.000
Chuyên nghiệp: 10.000
Riêng TPCP 10 năm. NĐT cá nhân chuyên nghiệp là 3.000
Vị thế Mua HĐTL: vị thế mua
Bán HĐTL: vị thế bán
Mở vị thế Mua/bán 1 số lượng HĐTL với một mức giá nào đó
Đóng vị thế NĐT đặt lệnh đối ứng với vị thế đang sở hữu
Đáo hạn hợp đồng Các HĐTL không đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn thì sẽ tự động đóng tại thời điểm đáo hạn với mức giá thanh toán cuối cùng
Giao dịch T0 Cho phép mở, đóng vị thế ngay trong ngày giao dịch
Ngày GD cuối cùng Thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước) – TPCP kỳ hạn 5 năm: Ngày 15 của tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước)
– TPCP kỳ hạn 10 năm: Ngày 25 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu ngày 25 là ngày nghỉ
Ngày thanh toán cuối cùng T+1 của ngày GD cuối cùng T+3 của ngày GD cuối cùng
Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (nếu là ngày GD đầu tiên)
Giá thanh toán cuối cùng Là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. Giá thanh toán cuối tại ngày giao dịch cuối cùng
Thanh toán khi đáo hạn Tiền – Tiền hoặc
– Vật chất: Bên giữ vị thế bán chuyển giao trái phiếu và nhận lại số tiền tương ứng với giá trị trái phiếu từ bên giữ vị thế mua.
Hai bên hoàn tất chuyển nhượng và thanh toán trước 12h ngày GD cuối cùng. Hết thời hạn này Hợp đồng được xem là mất khả năng thanh toán và bên không thực hiện sẽ bị phạt số tiền:
5% x FSP x hệ số nhân hợp đồng x Số hợp đồng mất khả năng thanh toán
FSP: Giá thanh toán cuối cùng

Như vậy, 1 HĐTL có 4 tháng đáo hạn nên sẽ tương ứng có 4 mã chứng khoán được niêm yết để NĐT lựa chọn khi giao dịch.

Quy tắc mã Tradingcode:

  • Gồm 9 ký tự
  • Cấu trúc gồm: Loại chứng khoán + Nhóm chứng khoán + Mã tài sản cơ sở + Năm đáo hạn + Tháng đáo hạn + Định danh
    Trong đó:
    – Loại chứng khoán: 4 = Phái sinh
    – Nhóm chứng khoản: 1 = Futures; 2 = Futures spread
    – Mã tài sản cơ sở: I1 = VN30; B5 = GB05
    – Năm đáo hạn: từ 0→W (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F,G,H,J,K,L,M,N,P,Q,R,S,T,V,W) – tương ứng từ năm 2010 đến 2039 (Bỏ qua các ký tự I O U). Từ năm 2040 sẽ lại quay về từ 0 (Ví dụ F = 2025, 0 = 2040)
    – Tháng đáo hạn: 1→C (1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C) – tương ứng với từ tháng 1 đến tháng 12 (Ví dụ: 6 = tháng 6, C = tháng 12)
    – Định danh: 3 ký tự định danh cụ thể cho sản phẩm phái sinh đặc thù, Spread hoặc Option. Với Futures General = 000

Quy tắc ISINCODE:

  • Gồm 12 ký tự
  • Cấu trúc: VN + Tradingcode + Checksum (Mã tránh trùng lặp theo quy định của VSDC có giá trị từ 0→Z)

Ví dụ: Hiện tại sản phẩm VN30 đáo hạn tháng 06/2025 sẽ hiển thị là: VN30F2406

→ Mã mới được hiển thị là: 41I1F6000 (= 4 + 1+ I1 + F + 6 + 000), tương ứng theo mã ISINCODE là: VN41I1F60001 (= VN + 4 + 1+ I1 + F + 6 + 000 + 1)

Tính năng tạm ngưng giao dịch thị trường –  Market Halt (Áp dụng khi có yêu cầu từ HNX):

  • Phiên ATO:
    – Phiên Market Halt: Không được đặt lệnh
    – Phiên Release Halt: Chỉ được đặt lệnh LO, ATO. Không được phép hủy, sửa lệnh
    – Phiên After Market Halt: Giao dịch bình thường với phiên liên tục (Hủy, sửa lệnh bình thường)
  • Phiên Liên tục:
    – Phiên Market Halt: Không được đặt lệnh
    – Phiên Release Halt: Chỉ được đặt lệnh LO. Không được phép hủy, sửa lệnh
    – Phiên After Market Halt: Giao dịch bình thường với phiên liên tục (Hủy, sửa lệnh bình thường)
  • Phiên ATC:
    – Phiên Market Halt: Không được đặt lệnh
    – Phiên Release Halt: Chỉ được đặt lệnh LO, ATC. Không được phép hủy, sửa lệnh

Lưu ý: 

  • Lệnh MTL là lệnh thị trường được nhập vào nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO với mức giá đặt lệnh là giá khớp lệnh gần nhất + 1 bước giá đối với lệnh mua và giá khớp lệnh gần nhất – 1 bước giá đối với lệnh bán.
  • Lệnh ATO/ATC được ưu tiên trước lệnh LO khi phân bổ khớp lệnh ngoại trừ trường hợp lệnh bán LO giá sàn hoặc lệnh mua LO giá trần được đặt trước lệnh ATO/ATC về thời gian.
Tìm kiếm
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi thường gặp

c Expand All C Collapse All

TCBS sẽ gửi bản cứng sao kê về địa chỉ Quý khách yêu cầu trong vòng từ 5-7 ngày làm việc kể từ ngày TCBS nhận yêu cầu hợp lệ.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Xác nhận sao kê tài sản bao gồm: Tiền mặt, Cổ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ Quỹ, Phái sinh, iXu.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Quý khách vui lòng dùng email đăng ký trên hệ thống TCInvest và gửi cụ thể yêu cầu (ngày sao kê, số lượng bản cứng, thông tin Số điện thoại và địa chỉ nhận thư, ….) về hòm mail [email protected] để được hỗ trợ.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Miễn phí đối với yêu cầu cung cấp bản mềm (không có đóng dấu). Đối với yêu cầu bản cứng thì phí là 50,000 đồng/bản.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Scroll To Top