Giao dịch cổ phiếu luôn gắn liên với rủi ro. Với tư cách là một Trader, bên cạnh việc nắm rõ hiệu quả đầu tư của bản thân, bạn cần phải nhận thức rõ được mức độ rủi ro của danh mục mình đang nắm giữ, qua đó tối ưu các quyết định giao dịch của mình gắn với cả lợi nhuận và rủi ro. Còn đứng dưới góc độ một Copier, nắm được mức độ rủi ro gắn liên với một trader sẽ giúp bạn tìm kiếm được những người có khẩu vị rủi ro phù hợp với bản thân để đưa ra quyết định sao chép đầu tư.
Và để đơn giản hóa việc đo lường rủi ro của trader với một con số duy nhất, chúng tôi giới thiệu đến các thành viên của cộng đầu icopy khái niệm Điểm rủi ro.
Điểm rủi ro của từng trader sẽ hiển thị đối với tất cả các copier và các trader khác, từ đó cả trader và copier đều có thể dễ dàng sử dụng để đánh giá, so sánh mức độ rủi ro.
Điểm rủi ro được tính như thế nào?
Trước tiên chúng ta sẽ đến với khái niệm Giá trị chịu rủi ro (Value at Risk – VaR):
VaR xác định và đánh giá khả năng thất thoát vốn và xác suất xảy ra tổn thất đó. Người ta đo VaR bằng cách đánh giá mức độ tổn thất tiềm năng, xác suất xảy ra đối với một khoảng tổn thất trong khung thời gian nhất định.
Ví dụ: một tài sản có 3% VaR một tháng là 2%, đại diện cho 3% cơ hội tài sản bị giảm giá trị hơn 2% trong thời gian một tháng.
Sử dụng phương pháp tính VaR dựa theo phương sai của lợi nhuận trong quá khứ, điểm rủi ro được quy đổi từ 5% Giá trị chịu rủi ro (VaR) một tháng theo bảng sau:
Điểm rủi ro | 5% VaR |
1 | 0.5% |
2 | 1.2% |
3 | 2.0% |
4 | 2.7% |
5 | 3.9% |
6 | 5.4% |
7 | 7.7% |
8 | 15.5% |
9 | 23.3% |
10 | >23.3% |
Qua bảng trên có thể thấy một trader có điểm rủi là 4 sẽ có 5% khả năng thua lỗ hơn 2.7% một tháng. Con số thua lỗ này sẽ càng cao đối với Trader có điểm rủi ro càng cao.
Một lưu ý là kết quả tính toán dựa theo dữ liệu quá khứ của trader, không đảm bảo trong tương lai điểm rủi ro sẽ giữ nguyên. Trader hoặc Copier có thể tham khảo đồ thị điểm rủi ro danh mục như hình dưới đối với từng Trader.