Chứng quyền, Kiến thức, Kiến thức chứng quyền

Chứng quyền có bảo đảm (CW)

Chứng quyền có bảo đảm (CW) là chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Thời hạn của CW tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm.

CW luôn gắn với 1 mã chứng khoán cơ sở và có 1 tỷ lệ chuyển đổi để làm căn cứ tham chiếu khi thực hiện quyền. Các chứng khoán cơ sở này thường thuộc rổ VN30.

VD: Ngày 14/02/2021, Công ty chứng khoán A lần đầu trong năm phát hành CW cho MBB, mã là CMBB2101 với giá 10.000 VND. Tỷ lệ chuyển đổi 4:1 tức là 4 CMBB2101 đổi được 1 cổ phiếu MBB khi thực hiện quyền.

Do Việt Nam hiện chỉ áp dụng Chứng quyền kiểu Châu Âu nên nhà đầu tư chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn. Do đó Quý khách có thể chọn lựa:

1. Bán trước đáo hạn:
Phương thức giao dịch/ phí/ thuế giống như chứng khoán cơ sở, tuy nhiên không được vay ký quỹ (margin). Lưu ý:

  • Ngày giao dịch cuối cùng: trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của CW. Các trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết (không bao gồm chứng quyền đáo hạn), ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền là ngày giao dịch liền trước ngày hủy niêm yết chứng quyền có hiệu lực.
  • Bước giá CW: 10 đồng
  • Giá trần CW = Giá tham chiếu CW + (Giá trần CKCS – Giá tham chiếu CKCS)/ Tỷ lệ chuyển đổi
  • Giá sàn CW = Giá tham chiếu CW – (Giá trần CKCS – Giá tham chiếu CKCS)/ Tỷ lệ chuyển đổi
  • Lợi nhuận (trước phí thuế) = (Giá CW hiện tại – Giá mua CW) x Số lượng
  • Phí, thuế được tính trên Giá trị giao dịch = Giá CW khớp x Số lượng CW

2. Thực hiện quyền nếu giữ đến đáo hạn:

  • Giá thanh toán: Giá trung bình của chứng khoán cơ sở trong 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của CW
  • Giá thực hiện: là mức giá mà nhà đầu tư sở hữu chứng quyền (CW) có quyền mua/bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn. Mức giá này sẽ được tổ chức phát hành công bố khi chào bán CW và thường không thay đổi trong suốt thời hạn của CW.

Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền đến đáo hạn sẽ được nhận lãi bằng tiền mặt chênh lệch (nếu có) giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của chứng quyền. Như vậy, vào ngày đáo hạn:

– Lỗ: Nhà đầu tư không nhận được gì
– Hòa vốn: Nhà đầu tư không nhận được gì
– Lãi thì Nhà đầu tư:

  • Nhận được số tiền chênh lệch vào ngày T+5 = (Giá thanh toán – Giá thực hiện) x (Số lượng CW/Tỷ lệ chuyển đổi)
  • Nộp thuế = 0.1% x Giá thanh toán x (Số lượng CW/ Tỷ lệ chuyển đổi)
Tìm kiếm
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi thường gặp

c Expand All C Collapse All

Quý khách đặt lệnh tại mục Đặt lệnh cổ phiếu trên TCInvest tương tự chứng khoán cơ sở.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Thời hạn của CW tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm.

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Khi bán CW trước đáo hạn, phương thức giao dịch/ phí/ thuế giống như chứng khoán cơ sở, tuy nhiên không được vay ký quỹ (margin).
Lưu ý:
– Lợi nhuận ròng = (Giá CW bán – Giá mua) x Số lượng CW
– Phí, thuế được tính trên Giá trị giao dịch = Giá CW khớp x Số lượng CW

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Nếu giữ chứng quyền đến đáo hạn:

  • Lỗ: Nhà đầu từ không nhận được gì
  • Hòa vốn: Nhà đầu tư không nhận được gì
  • Lãi thì Nhà đầu tư:
    – Nhận được số tiền chênh lệch vào ngày T+5 = (Giá thanh toán – Giá thực hiện) x (Số lượng CW/Tỷ lệ chuyển đổi)
    – Nộp thuế = 0.1% x Giá thanh toán x (Số lượng CW/ Tỷ lệ chuyển đổi)
Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Đã có 0 Đánh giá
0%

Bạn muốn góp ý về bài viết?

+ = Vui lòng xác nhận để gửi phản hồi!

Tags :